Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ

Theo Live Science, bà được biết tới nhiều nhất vì sự đóng góp của mình đối với máy tính vạn năng thời đầu của Charles Babbage, The Analytical Engine – máy phân tích.

Trong những ghi chép của bà liên quan tới máy phân tích có bao gồm cả thuật toán (algorithm) đầu tiên được viết với mục đích để máy tính xử lý. Vì điều này, bà thường được coi là nhà lập trình đầu tiên trên thế giới. Bà cũng tiên đoán rằng khả năng của máy tính sẽ đi xa hơn việc chỉ tính toán và xử lý các con số, không như cách nghĩ của những người cùng thời khác, bao gồm cả Babbage.

Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ - ảnh 1Chân dung Ada Lovelace. Ảnh: Live Science

Cuộc triển lãm mô hình chiếc máy có khả năng tính toán sơ khai, những ghi chép chi tiết và những bản viết tay mang tính tiên phong của Ada Lovelace mở cửa cho khách tham quan ở Bảo tàng khoa học London, Vương quốc Anh từ ngày 13/10 đến tháng 3/2016. Các chuyên gia máy tính công nghệ cao chọn dịp này để tưởng nhớ và vinh danh Ada Lovelace, người đặt nền móng cho những thành tựu to lớn đạt được ngày nay.

Augusta Ada King, nữ bá tước Lovelace (10/12/1815 – 27/11/1852), tên khai sinh là Augusta Ada Byron, và thường được biết tới với tên Ada Lovelace. Bà là người con hợp pháp duy nhất của nhà thơ lãng mạn Anh George Gordon Byron và Anne Isabella “Annabella” Milbanke.

Ngay từ khi còn nhỏ, Ada Lovelace đã quen biết Charles Babbage, nhà toán học kiêm kỹ sư cơ khí, khi ông đang nghiên cứu sáng chế ra The Difference Engine – máy tính hiệu số, một thiết bị đa năng có thể giải quyết được các bài toán khó dựa trên năng lực tính toán các con số.

Năng khiếu vượt trội về toán học và kỹ thuật của Ada Lovelace đã khiến nhà phát minh nổi tiếng Charles Babbage chú ý. Theo Tilly Blyth, người chịu trách nhiệm chính trong cuộc triển lãm về Ada Lovelace, Charles Babbage từng ưu ái gọi bà là “người phụ nữ quyến rũ của những con số”.

Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ - ảnh 2Giản đồ của Ada Lovelace ở mục G, thuật toán máy tính đầu tiên được công bố. Ảnh: Live Science.

Niềm say mê từ thuở đầu đời với toán học và những cỗ máy kỹ thuật phức tạp của Ada Lovelace khiến bà thể hiện sự quan tâm đặc biệt và hiểu biết sâu sắc về những nguyên tắc cơ bản tạo nên chiếc máy tính phân tích sơ khai chưa được hoàn thành của Charles Babbage.

Năm 1842, Ada Lovelace dịch sang tiếng Anh bản mô tả chi tiết tính năng hoạt động máy phân tích của nhà toán học người Italy tên là Luigi Menabrea (sau này trở thành thủ tướng Italy). Bản dịch kỹ lưỡng của Ada Lovelace được công bố kèm với bản phụ chú tỉ mỉ về máy phân tích và tiên đoán tiềm năng sử dụng to lớn của cỗ máy trong tương lai.

Trong bản phụ chú, Ada Lovelace đã tìm ra một lỗi trong thuật toán cỗ máy dùng để tính chuỗi số Bernoulli (chuỗi số hữu tỷ thường được sử dụng trong toán học lý thuyết hay số học). Các nhà khoa học về sau cho rằng thuật toán của Ada Lovelace là những mã nguồn máy tính đầu tiên do con người lập ra, vì nó lần đầu tiên thể hiện rõ từng bước phát triển logic đặc trưng hoạt động xác định dành riêng cho máy tính. Bản phụ chú phát triển bản mô tả của Menabrea sâu sắc đến mức mà sau đó được các chuyên gia coi là một công trình riêng của Ada Lovelace, và được đặt tên là “Những chú thích”. Nội dung của nó thực sự là một chương trình cho máy tính. Trước đó, chưa ai làm ra một chương trình tương tự.

Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là một mỹ nữ - ảnh 3Bản mẫu chiếc máy Analytical Engine được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học tại London, Anh. Ảnh: Wikipedia.

Bên cạnh đó, Ada Lovelace cũng tiên đoán sự ra đời của kỷ nguyên máy tính, đưa ra quan điểm rằng những máy móc tính toán phức tạp, hay gọi là máy tính (computer), cần phải có thêm những tính năng khác, xử lý được những ký hiệu logic khác, ngoài tính toán các con số đơn thuần.

Ada Lovelace thậm chí đề cập đến “công cụ có thể sáng tác một cách khoa học, tỉ mỉ công phu âm nhạc ở bất kỳ mức độ phức tạp và rộng mở nào”. Thời đó, ngay cả người thầy Charles Babbage của bà cũng chưa từng có một sự hình dung như vậy.

Chọn Surface Book hay MacBook Pro 2015?

Trong sự kiện đêm 6/10, Microsoft lần đầu giới thiệu mẫu laptop mang tên Surface Book, một thiết bị theo khuôn mẫu truyền thống, không phá cách như Surface Pro 4. Tuy nhiên, giới công nghệ và người dùng vẫn “phát sốt” với thiết bị này vì kiểu dáng đẹp và cấu hình mạnh.

Microsoft tuyên bố Surface Book nhanh hơn gấp đôi so với MacBook Pro, nhưng không nói cụ thể dòng máy nào. Người dùng đang phân vân giữa hai model này có thể đặt cả hai lên bàn cân để đưa ra quyết định. Mẫu MacBook so sánh trong bài là MacBook Pro Retina 2015 phiên bản 13,3 inch.

Thiết kế

Không thể phủ nhận Surface Book giống MacBook Pro trong ngôn ngữ thiết kế. Cả hai đều hướng đến sự tối giản, chỉ được đưa vào những chi tiết thực sự hữu dụng và có hiệu quả thẩm mỹ cao. Surface Book có Touch Pad và khe mở máy vát xéo giống hệt MacBook Pro, nhưng bàn phím được làm vuông, không bo cong cạnh phím. Màn hình, phím và logo đều có góc cạnh khiến Surface Book trông nam tính hơn MacBook Pro.

Chọn Surface Book hay MacBook Pro 2015? - ảnh 1

Khi gấp lại, Surface Book không ép sát phần màn hình vào bàn phím. Thiết kế lạ mắt này có thể khiến máy bám bụi nhiều hơn, các vật thể nhỏ cũng có thể rơi vào các khe tản nhiệt phía trên màn hình. Trong điều kiện sử dụng tại Việt Nam, MacBook Pro có thể phù hợp hơn vì có phần thân khá kín.

Cấu hình

Cả Surface Book và MacBook Pro 2015 đều có nhiều phiên bản khác cấu hình lẫn giá bán. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm có thể so sánh được giữa hai model này.

Đầu tiên là màn hình. Surface Book có kích thước nhỉnh hơn với 13,5 inch và độ phân giải 3.000 x 2.000 pixel. Trong khi đó, con số này ở MacBook Pro là 12,3 inch và 2.560 x 1.600 pixel (không xét đến bản 15 inch). Xét về thông số, Surface Book có độ nét trên lý thuyết cao hơn MacBook Pro. Model từ Microsoft cũng hỗ trợ bút cảm ứng và có thể phân biệt 1024 quãng lực khác nhau. Màn hình MacBook Pro không hỗ trợ cảm ứng.

Chọn Surface Book hay MacBook Pro 2015? - ảnh 2

Về vi xử lý, MacBook Pro khó có thể so sánh với Surface Book, bởi lẽ model từ Microsoft ra đời sau, cũng như được Intel ưu ái trang bị chip thế hệ 6 (Skylake) Core i5 hoặc Core i7. Cả hai đều có các phiên bản RAM 8 GB hoặc 16 GB, bộ nhớ trong từ 128 GB đến 1 TB. Chưa kể, Surface Book cũng sở hữu chip đồ hoạ Nvidia Geforce thế hệ mới nhất. Trên MacBook Pro, người dùng có tuỳ chọn cấu hình dùng GPU Iris Intel 6100 hoặc AMD Radeon R9.

Là một chiếc laptop “truyền thống”, MacBook Pro chỉ có webcam quay video 720p hỗ trợ facetime và các ứng dụng chat có hình. Với màn hình có thể tách rời và dùng như tablet, Surface Book có camera trước 5 MP và camera sau 8 MP, một thông số khá dư dả và áp đảo MacBook Pro.

Pin

Chưa đến tay người dùng nên Surface Pro vẫn chưa được xác minh thời gian hoạt động thực tế. Tuy nhiên, Microsoft cho biết Surface Book có thể phát video liên tục trong 12 giờ. Tương tự, Apple cũng quảng cáo MacBook Pro 2015 có thể xem phim từ iTunes trong 12 tiếng. Con số này chỉ khoảng 9 tiếng cho bản 15 inch.

Kết nối và phụ kiện

Sạc Magsafe 2 của MacBook Pro được yêu mến vì có thể tự đính vào giắc sạc bằng lực hút nam châm. Kiểu kết nối này giúp triệt tiêu khả năng gãy chân sạc như trên các máy tính PC khác trên thị trường. Máy có 2 cổng Thunder Bolt thế hệ 2, một cổng HDMI, hai cổng USB 3.0, một giắc 3,5 mm kết nối in và out, một khe cắm thẻ nhớ.

Chọn Surface Book hay MacBook Pro 2015? - ảnh 3

Trên Surface Book, Microsoft cũng trang bị sạc có chân nam châm tương tự MacBook Pro. Máy trang bị một cổng Mini DisplayPort, 2 cổng USB 3.0, hai giắc 3,5 mm, khe cắm thẻ nhớ. Tuy ít cổng kết nối hơn, Surface Book có thêm phụ kiện là bút cảm ứng và có thể tháo rời phần màn hình để sử dụng như một chiếc tablet cỡ lớn.

Giá bán

Surface Book có giá dao động từ 1.499 đến 2.699 USD, trong khi MacBook Pro 13 inch có giá từ 1.299 đến 1.799 USD. Xét về giá bán, Surface Book cao hơn nhiều so với MacBook Pro 2015.

Kết luận

Nếu chỉ xét về thiết kế và phần cứng, MacBook Pro và Surface Pro khá cân bằng nhau. Về hiệu năng, Surface Pro áp đảo MacBook Pro. Mẫu laptop từ Microsoft lợi thế hơn cho những tác vụ yêu cầu tài nguyên hệ thống như biên tập video, chơi game đồ họa cao…

Trong khi đó, MacBook Pro với lợi thế về độ chuẩn mực màu sắc màn hình và ổn định của hệ điều hành, vẫn là thiết bị đáng tin cậy hơn với giới designer và lập trình viên. Quyết định lựa chọn thiết bị thuộc về khả năng tài chính và nhu cầu của người dùng.

Cận cảnh ‘vũ khí’ Surface Book của Microsoft

© Bản quyền thuộc báo điện tử Tiền Phong

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Tòa soạn: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4) 39431250 – Fax: (84-4) 39430693 – Email: online@baotienphong.com.vn

Giấy phép số 304/GP-BTTTT cấp ngày 30/7/2013. Cơ quan chủ quản: Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản

Powered by ePi Technologies

Western Digital tung hệ điều hành mới cho đám mây My Cloud

WD vốn nổi tiếng với những sản phẩm ổ đĩa cứng lưu trữ dữ liệu từ thông dụng tới loại “hạng nặng” hoạt động 24/7 dành cho máy chủ. Trong thời gian gần đây, WD nâng tầm những ổ cứng của mình lên công nghệ đám mây, giúp người dùng có thể thiết lập một đám mây cá nhân ngay tại nhà của mình và truy cập dữ liệu trong ổ cứng từ bất cứ nơi đâu, chỉ cần có kết nối Internet.

Công nghệ này được đánh giá cao, đặc biệt với những người có nhu cầu lưu trữ và sử dụng dữ liệu dung lượng lớn như nhiếp ảnh gia, quay phim, thiết kế đồ họa, kiến trúc sư…

My Cloud OS 3 là điểm mới nhất trong hệ thống đám mây mà WD cung cấp. Nó thực chất là 1 hệ điều hành hỗ trợ đắc lực cho bộ phần cứng đặt tại nhà của người dùng, giúp người dùng dễ dàng quản lý ảnh, video và mọi dữ liệu thông qua ứng dụng.

My Cloud OS 3 giúp người dùng máy tính có thể truy cập dữ liệu từ mọi nơi thông qua trang web mycloud.com và người dùng di động có thể sử dụng ứng dụng WD My Cloud để thao tác.

Ngoài ra, tính năng đồng bộ mới của My Cloud OS 3 mang tên WD Sync cho phép dữ liệu được cập nhật gần như ngay lập tức trên mọi thiết bị, khi người dùng thêm, xóa hay thay đổi nội dung dữ liệu.

Với My Cloud OS 3 và một thiết bị ổ cứng đám mây đặt tại nhà, người dùng có thể dễ dàng sử dụng dữ liệu dù ở xa hàng ngàn cây số. Tất nhiên yêu cầu của công nghệ này là đòi hỏi phải có truy cập Internet, và tốc độ của đám mây phụ thuộc rất nhiều vào đường truyền Internet.

Nếu đường truyền đủ mạnh, người dùng thậm chí có thể xem phim HD từ ổ cứng đặt tại nhà, dù đang ngồi ở quán café và sử dụng Wi-Fi.

Cùng với việc ra mắt My Cloud OS 3, WD cũng giới thiệu thiết bị My Cloud SDK và My Cloud API giúp các nhà phát triển thoả sức khai thác các tính năng trong hệ sinh thái My Cloud gồm nhiều thiết bị lưu trữ đám mây cá nhân.

Cùng với việc nâng cấp phần mềm mới, WD cũng giới thiệu phiên bản mới của thiết bị lưu trữ cá nhân My Cloud Mirror với hai ổ đĩa cứng cài đặt Mirror Mode (RAID 1) để đảm bảo nội dung được lưu trữ trên một ổ đĩa và sao lưu tự động trên ổ đĩa thứ hai.

My Cloud Mirror có đầy đủ các tính năng vượt trội của My Cloud OS 3, một bộ xử lý tiên tiến và RAM 512 MB giúp việc sao lưu dữ liệu nhanh hơn và hỗ trợ chạy ứng dụng.

My Cloud OS 3 có thể được tải về miễn phí và sử dụng bởi các thiết bị lưu trữ đám mây My Cloud của WD, gồm My Cloud, My Cloud Mirror, My Cloud Expert Series EX2/EX4, My Cloud Expert Series EX2100/EX4100 và My Cloud Business Series DL2100/DL4100.

Trong khi đó, My Cloud Mirror có giá bán lẻ dự kiến đề xuất lần lượt là 8.500.000 VNĐ, 10.500.000 VNĐ, và 13.500.000 VNĐ tương ứng với các phiên bản 4TB, 6TB và 8TB.