Mô hình khí tài quân sự của dân chơi 3 miền hội tụ

Hơn 100 mô hình máy bay, tàu chiến, xe tăng của dân chơi từ khắp ba miền Bắc, Trung, Nam hội tụ tại Hà Nội, sáng 18/9.

Sáng 18/9, giới chơi mô hình quân sự tổ chức trưng bày thiết bị mô hình quân sự tại Hà Nội. Sự kiện là cuộc gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và thể hiện niềm tự hào của những người có sở thích sưu tầm và chế khí tài quân sự đồ chơi.

Mo hinh khi tai quan su cua dan choi 3 mien hoi tu hinh anh 2

Để làm được một mô hình quân sự, người chơi mua phôi từ nước ngoài về chế bằng các dụng cụ như dao, kéo, máy phun sơn… chi phí tối thiểu 3-5 triệu đồng.

Mo hinh khi tai quan su cua dan choi 3 mien hoi tu hinh anh 3

Anh Lê Kim Long, một người chơi từ TP.HCM ra Hà Nội cho rằng nam giới có lẽ ai cũng thích tìm hiểu về các loại vũ khí, khí tài quân sự. “Và khi ai đó đã yêu thích một loại vũ khí nào đấy thì việc lắp ghép, tạo ra những mẫu mô hình như thế này chủ yếu là để thoả mãn niềm đam mê”, anh Long nói.

Mo hinh khi tai quan su cua dan choi 3 mien hoi tu hinh anh 4

Mỗi mẫu mô hình cần vài tuần, vài tháng, thậm chí cả năm để hoàn thành bởi nó được làm theo tâm trạng của người chơi và không phải là công việc có thể làm liên tục

Mo hinh khi tai quan su cua dan choi 3 mien hoi tu hinh anh 11

Nổi bật là chiếc Tu-160 – máy bay ném bom hạng nặng, siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng, được thiết kế bởi Liên bang Xô viết. Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo. Được đưa ra giới thiệu năm 1987, việc chế tạo máy bay này vẫn đang tiếp tục. 14 chiếc vẫn đang phục vụ trong không quân Nga. Cho tới năm 2015, Tu-160 vẫn giữ kỷ lục là máy bay lớn nhất trong lịch sử máy bay quân sự có thể bay siêu thanh, cũng là chiến đấu cơ to lớn nhất thế giới với trọng lượng cất cánh tối đa đạt tới 275 tấn. Tu-160 còn là máy bay ném bom có tốc độ cao nhất (đạt 2.000 km/h). Trong giới phi công, chiếc máy bay này được đặt cho biệt danh là “Thiên nga trắng”.

Mo hinh khi tai quan su cua dan choi 3 mien hoi tu hinh anh 13

Tàu tuần dương hạng nặng Kirov vũ trang mạnh, chạy bằng năng lượng nguyên tử của Hải quân Liên Xô trước đây và Hải quân Nga hiện nay. Mục đích của quân đội Liên Xô trước đây khi phát triển lớp tàu Kirov là để đối phó với các tàu sân bay của Hoa Kỳ. Vì thế kích thước chúng lớn hơn các tàu tuần dương khác, chỉ kém tàu sân bay, được vũ trang rất mạnh, đặc biệt là bằng các tên lửa chống hạm. Do kích thước lớn, có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí, chúng thường được các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là tuần dương thiết giáp, liên tưởng tới các thiết giáp hạm có kích thước lớn hồi nửa đầu thế kỷ 20.

Cổ vật hàng triệu đô thời Càn Long lên ngôi tại Hong Kong

Ngoài ngọc tỷ trị giá 12 triệu USD, nhiều cổ vật khác thời Càn Long này đã được giới thiệu tại cuộc đấu giá do nhà Sotheby’s tổ chức tại ở Hong Kong.

Co vat hang trieu do thoi Can Long len ngoi tai Hong Kong hinh anh 1

Chiếc đĩa sứ này từng thuộc sở hữu của gia tộc Alfred Nobel, người khai sinh giải thưởng cùng tên danh giá. Nổi bật với hình ảnh 5 con rồng màu đỏ son, thiết kế đĩa lấy cảm ứng từ họa tiết đầu thời Minh và được hoàng đế Càn Long rất yêu thích. Hiện trên thế giới, số đĩa kiểu này ra đời trong thời kỳ Càn Long chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chiếc đĩa đã được bán trong phiên đấu giá mùa thu của Sotheby’s tại Hong Kong hôm 5/10 với giá 2,47 triệu USD.

Co vat hang trieu do thoi Can Long len ngoi tai Hong Kong hinh anh 2

Chiếc bình tai lân với họa tiết bát tiên trên nền sứ thanh hoa trắng xanh được bán đấu giá thành công khi một người mua trả 5,7 triệu USD.

Co vat hang trieu do thoi Can Long len ngoi tai Hong Kong hinh anh 3

Cặp vại gốm có nắp đậy vô cùng quý hiếm được giao dịch thành công với giá 5,48 triệu USD. Họa tiết nơ trên thân vại lấy cảm hứng từ nghệ thuật gói quà furoshiki của Nhật Bản, thể hiện sự đam mê của vua Càn Long với những điều mới lạ.

Co vat hang trieu do thoi Can Long len ngoi tai Hong Kong hinh anh 4

Bình men ngọc Long Tuyền này là vật phẩm thể hiện rõ trình độ chế tác gốm sứ dưới thời Càn Long. Long Tuyền là một làng làm gốm nổi tiếng, ngày nay thuộc thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc). Chiếc bình đã được Sotheby’s bán với giá 2,32 triệu USD

Năng lực xe tăng Mỹ đang tụt hậu so với Nga

Nhiều thập kỷ qua Mỹ không phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới và không trang bị hệ thống phòng vệ chủ động khiến xe tăng Mỹ yếu thế trên chiến trường so với Nga.

Năm 2006, quân đội Israel điều động xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava mạnh nhất của họ đến chiến đấu chống lại phiến quân Hezbollah. Phiến quân vốn không có lực lượng thiết giáp, nhưng xe tăng Israel phải chịu nhiều tổn thất trước các loại vũ khí chống tăng hiện đại được cho là có nguồn gốc từ Nga.

Năm 2014, trong cuộc xung đột với Hamas ở dải Gaza, phiến quân có vũ khí chống tăng hiện đại, nhưng Israel không bị mất xe tăng nào. Lý do là Israel đã phát triển hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Trophy để bảo vệ xe tăng.

Trong khi đó, quân đội Mỹ nhiều thập kỷ qua hầu như không phải đối mặt với kẻ thù có sức mạnh tương đương ở chiến trường trên bộ. Điều đó khiến xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams của họ thiếu hệ thống APS.

Quân đội Mỹ đang hỗ trợ cho các lực lượng tại Syria, nơi có không ít hơn 8 loại vũ khí chống tăng hiện đại, theo một báo cáo gần đây của Quốc hội Mỹ.

Nang luc xe tang My dang tut hau so voi Nga hinh anh 1

Điều đáng lo ngại là phần lớn hệ thống vũ khí chống tăng này có nguồn gốc từ Nga, và sử dụng hệ thống điều khiển hỏa lực thông minh để tiêu diệt xe tăng. Điều này cho thấy Mỹ cần hiện đại hóa hệ thống bảo vệ cho xe tăng thiết giáp nước này.

Tuy nhiên, việc phát triển một hệ thống APS cho lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ là cực kỳ khó khăn. Mỹ đã mua và thử nghiệm hệ thống APS Trophy của Israel nhưng có rất nhiều yêu cầu kỹ thuật bổ sung cho từng lực lượng riêng.

Ví dụ, thủy quân lục chiến cần loại APS có thể triển khai trên các tàu thuyền và có khả năng chống nước mặn. Các hệ thống cảm biến tiên tiến phải có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mối đe dọa ở tốc độ cao trong cuộc xung đột thời gian thực, có thể hỗ trợ cho nhau khi gặp sự cố.

Hệ thống APS cần phải hoạt động với thời gian tính bằng mili giây nên quá trình vận hành hoàn toàn tự động. Điều này gây ra những nguy cơ thiệt hại cho con người và tài sản xung quanh. Hệ thống APS phóng ra một hộp chứa hàng nghìn mảnh đạn nhỏ tạo nên một bức tường để phá hủy tên lửa chống tăng bay đến.

Khi quá trình đánh chặn diễn ra, vụ nổ của khối đánh chặn và đầu đạn tạo ra hàng nghìn mảnh đạn xung quanh xe tăng có thể gây nguy hiểm cho bộ binh đi cùng. Mỹ đề cao việc bảo vệ tính mạng binh sĩ, người dân và các tài sản khác. Điều đó khiến việc tìm kiếm một giải pháp khả thi trở nên khó khăn.

Trong khi Mỹ còn loay hoay với vấn đề trên thì Nga đã phát triển thành công xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ tiếp theo T-14 Armata. Siêu tăng mới của Nga được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, giáp thế hệ mới tốt hơn cùng hệ thống APS bảo vệ xung quanh xe.

Một số người vẫn còn hoài nghi về năng lực tổng thể của siêu tăng T-14, nhưng Moscow đã có những bước tiến dài trong công nghệ xe tăng và vũ khí chống tăng.

Trong khi hiệu quả của vũ khí chống tăng đã được chứng minh trong tay phiến quân trên toàn thế giới. Đối với Mỹ, để duy trì lợi thế trong chiến tranh trên bộ, vấn đề tăng cường bảo vệ cho xe tăng thiết giáp cần phải được giải quyết.

Mỹ không có tiền phát triển xe tăng mới

Giám đốc hệ thống chiến đấu mặt đất nói rằng Mỹ không còn ngân sách dành cho việc phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế M1 Abrams.

Tạp chí National Interest cho biết quân đội Mỹ cần phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực mới thay thế cho M1A2 Abrams và xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không còn tiền dành cho dự án như vậy. Quân đội Mỹ có một số khái niệm để phát triển xe tăng thế hệ tiếp theo, thậm chí có thể xây dựng nguyên mẫu nhưng không có kế hoạch sản xuất cụ thể.

Giải pháp tạm thời được đưa ra là tiếp tục nâng cấp lực lượng tăng thiết giáp để đáp ứng mối đe dọa từ xe chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga. “Tôi rất muốn có ngay hôm nay chương trình thay thế xe tăng Abrams, xe chiến đấu bộ binh Bradley và đang có những bước chuẩn bị ban đầu nhưng không phù hợp với ngân sách hiện tại”, thiếu tướng David Bassett, giám đốc hệ thống chiến đấu mặt đất nói trong hội nghị Hiệp hội Quân đội Mỹ tại Washington vào ngày 4/10.

Quân đội Mỹ nắm rõ những hạn chế của Abrams và Bradley và luôn sẵn sàng nâng cấp khi có công nghệ mới có thể áp dụng. Các loại xe tăng, thiết giáp quân đội Mỹ đang sử dụng hiện đại hơn nhiều so với phiên bản sản xuất đầu tiên vào những năm 1980. Tuy nhiên, tướng Bassett thừa nhận các xe tăng thiết giáp đã được nâng cấp gần như tới giới hạn tối đa.

Câu hỏi được đặt ra là nếu có công nghệ mới được phát triển, nó có thể áp dụng cho các phiên bản hiện có hay đòi hỏi một thiết kế hoàn toàn mới. Thực tế quân đội Mỹ nhận thấy rằng việc nâng cấp xe tăng thiết giáp hiện có tốt hơn nhiều so với phát triển phương tiện mới.

My khong co tien phat trien xe tang moi hinh anh 1

Đơn cử là trường hợp chương trình phát triển Phương tiện Chiến đấu trên bộ (GCV) nhằm thay thế cho xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley. Tuy nhiên, quân đội nhận thấy rằng việc sử dụng tiền dành cho chương trình phát triển mới để nâng cấp các phương tiện hiện có cho kết quả khả thi hơn. Chương GCV sau đó đã bị hủy bỏ.

“Một xe tăng sẽ bao gồm bộ khung, động cơ, hệ thống liên lạc, vũ khí và nhiều thiết bị khác. Nếu những hệ thống này có thể nâng cấp, về cơ bản bạn không cần phải chế tạo xe tăng mới và không phải chấp nhận những rủi ro đi cùng dự án”, tướng Bassett nói.

Vị tướng dẫn ví dụ chương trình Phương tiện Chiến đấu Bọc thép đa nhiệm (AMPV) được phát triển bằng cách sử dụng các thành phần sẵn có. AMPV có bộ khung mới nhưng hầu hết các bộ phận còn lại được lấy từ xe chiến đấu bộ binh Bradley.

“Chúng tôi làm những điều này để duy trì khả năng đáp ứng các mối đe dọa gia tăng theo thời gian. Đó là những gì ngân sách chúng tôi đang có”, tướng Bassett phát biểu. Ngay cả khi chỉ được nâng cấp, phiên bản xe tăng M1A2 SEP và M3 Bradley vẫn rất mạnh. Ngoài ra, quân đội Mỹ đang nghiên cứu phát triển module hệ thống phòng vệ chủ động (MAPS) giúp nâng cao khả năng bảo vệ xe tăng trước vũ khí đối phương.

Nhà phân tích quốc phòng Dave Majumdar nhận xét giải pháp nâng cấp lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ có bắt kịp sự phát triển phương tiện chiến đấu mới của Nga, Trung Quốc hay không vẫn chưa được kiểm chứng nhưng trong bối cảnh ngân sách hiện tại, đó là điều tốt nhất mà quân đội có thể làm.